Di tích lịch sử Điện Càn Long thôn kim Bảng, xã Nam Giang
Di tích lịch sử văn hoá Điện Càn Long
thôn Kim Bảng, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân
Khu Di tích Điện Càn Long là một quần thể di tích bề thế được khởi dựng cách đây trên 350 năm trên vùng đất Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương xưa, nay là xã Nam Giang - là nơi thờ Vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Hoàng Thái hâụ Phạm Thị Ngọc Huỳnh cùng các vị tiên tổ dòng họ Phạm Lê.
Đây là công trình kiến trúc thời tự rất quy mô, bề thế được xây dựng trên một thân đất cao, rộng 3 mẫu 6 và thực sự trở thành vùng đất thiêng liêng của nhà Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) nói chung, của dòng họ Phạm Lê nói riêng. Điện Càn Long nằm ở làng Kim Bảng; Phía Nam giáp xã Thọ Lộc, phía Bắc giáp thôn Cao Phong; Cách đường QL 47C 700m, cách thị trấn Thọ Xuân trên 5km và cách TP Thanh Hoá khoảng 33 km, thuận tiện di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào (ô tô, xe máy, xe đạp )
Di tích Điện Càn Long và bia công đức Trường Lưu
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Sau khi vua Lê Huyền Tông qua đời, linh cữu Hoàng đế được rước về chôn ở lăng Quả Thịnh (còn gọi là lăng Nhuệ Doanh), lập điện Càn Long để thờ theo về quê hương của Hoàng Thái Hậu tức Phạm Thị Ngọc Huỳnh. Vua Lê Huyền Tông được các sử gia đương thời nhắc đến với những nhận xét giản dị, đại ý: Vua tính nhân hậu, vẻ người đoan nghiêm, những năm ông làm vua, thóc lúa được mùa, cũng đáng gọi là bậc vua hiền... Đáng tiếc, chỉ sau gần 9 năm ở ngôi và chưa đầy 20 tuổi ông đã qua đời.
Khu di tích Điện Càn Long xây quy mô và theo kiến trúc phổ biến triều Lê Trung Hưng lúc bấy giờ; Mặc dù qua thời gian, chiến tranh nay công trình không còn được nguyên vẹn, nhưng với những gì còn lại như khối bia hộp bằng đá 4 mặt được gọi là bia Công Đức Trường Lưu, nền móng, gạch ngói, con giống và các thềm bậc, chân tảng bằng đá, v.v
cũng phần nào giúp chúng ta hình dung được giá trị, quy mô bề thế của di tích. Năm 2013, Điện Càn Long đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Di tích lịch sử Điện Càn Long thôn kim Bảng, xã Nam Giang
Di tích lịch sử văn hoá Điện Càn Long
thôn Kim Bảng, xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân
Khu Di tích Điện Càn Long là một quần thể di tích bề thế được khởi dựng cách đây trên 350 năm trên vùng đất Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương xưa, nay là xã Nam Giang - là nơi thờ Vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Hoàng Thái hâụ Phạm Thị Ngọc Huỳnh cùng các vị tiên tổ dòng họ Phạm Lê.
Đây là công trình kiến trúc thời tự rất quy mô, bề thế được xây dựng trên một thân đất cao, rộng 3 mẫu 6 và thực sự trở thành vùng đất thiêng liêng của nhà Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII) nói chung, của dòng họ Phạm Lê nói riêng. Điện Càn Long nằm ở làng Kim Bảng; Phía Nam giáp xã Thọ Lộc, phía Bắc giáp thôn Cao Phong; Cách đường QL 47C 700m, cách thị trấn Thọ Xuân trên 5km và cách TP Thanh Hoá khoảng 33 km, thuận tiện di chuyển bằng bất kỳ phương tiện nào (ô tô, xe máy, xe đạp )
Di tích Điện Càn Long và bia công đức Trường Lưu
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Sau khi vua Lê Huyền Tông qua đời, linh cữu Hoàng đế được rước về chôn ở lăng Quả Thịnh (còn gọi là lăng Nhuệ Doanh), lập điện Càn Long để thờ theo về quê hương của Hoàng Thái Hậu tức Phạm Thị Ngọc Huỳnh. Vua Lê Huyền Tông được các sử gia đương thời nhắc đến với những nhận xét giản dị, đại ý: Vua tính nhân hậu, vẻ người đoan nghiêm, những năm ông làm vua, thóc lúa được mùa, cũng đáng gọi là bậc vua hiền... Đáng tiếc, chỉ sau gần 9 năm ở ngôi và chưa đầy 20 tuổi ông đã qua đời.
Khu di tích Điện Càn Long xây quy mô và theo kiến trúc phổ biến triều Lê Trung Hưng lúc bấy giờ; Mặc dù qua thời gian, chiến tranh nay công trình không còn được nguyên vẹn, nhưng với những gì còn lại như khối bia hộp bằng đá 4 mặt được gọi là bia Công Đức Trường Lưu, nền móng, gạch ngói, con giống và các thềm bậc, chân tảng bằng đá, v.v
cũng phần nào giúp chúng ta hình dung được giá trị, quy mô bề thế của di tích. Năm 2013, Điện Càn Long đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com