Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107476

Di tích lich sử điện Càn Long và những thứ hiện còn ở khu di tích

Ngày 08/09/2023 09:10:39

Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Điện Càn Long và

những thứ hiện còn ở Di tích

Khu Di tích Điện Càn Long là một quần thể di tích bề thế được khởi dựng cách đây trên 350 năm trên vùng đất Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương xưa, nay là xã Nam Giang - là nơi thờ Vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Hoàng Thái hâụ Phạm Thị Ngọc Huỳnh cùng các vị tiên tổ dòng họ Phạm – Lê.

Đây là công trình kiến trúc thời tự rất quy mô, bề thế được xây dựng trên một thân đất cao, rộng 3 mẫu 6. Mặc dù qua thời gian, chiến tranh nay công trình không còn được nguyên vẹn. chiến tranh nay công trình không còn được nguyên vẹn, nhưng với những gì còn lại như khối bia hộp bằng đá 4 mặt được gọi là bia Công Đức Trường Lưu, nền móng, gạch ngói, con giống và các thềm bậc, chân tảng bằng đá, v.v… cũng phần nào giúp chúng ta hình dung được giá trị, quy mô bề thế của di tích.

Khu di tích Điện Càn Long và Bia công đức Trường Lưu

1.Bia đá “Công đức Trường Lưu”: Đây là tấm bia đá 4 mặt dựng đứng trên một chân đế cũng bằng đá. Mái bia hình mai luyện (hình rùa) rộng 0,48m. Xung quanh các mặt bia hình được trang trí bằng các đường gờ chỉ, có tác dụng làm nổi bật phần văn bia. Bia được soạn, khắc vào năm Chính Hoà thứ 7 (1686). Theo nội dung văn bia được dựng lên để  muôn đời ghi nhớ do nhóm danh sĩ nổi tiếng đương thời soạn theo lệnh của nhà vua kế vị. Có thể nói đây là một hạng mục di tích gốc còn lại rất nguyên vẹn để giúp chúng ta biết một cách khá đầy đủ về sự ra đời của Điện Càn Long, về bà Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Huỳnh (quý phi của Lê Thần Tông và mẹ của Lê Huyền Tông) cũng như về dòng họ Phạm – Lê đầy quyền thế hồi thế kỷ XVII ở vùng đất Quả Nhuệ xưa. Khối bia đá 4 mặt này cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá điển hình mà ở đó từ sự bài trí, bố cục đến nét khắc hình tinh xảo và hài hoà, cân đối, đồng thời đã tạo sự bề thế, uy nghiêm cho khu Điện.

Bia đá của khu di tích điện Càn Long

Đã trải qua hơn 350, nét chữ trên bia vẫn còn sắc nét. Đây chính là bằng chứng sinh động để chứng minh sự hiện hữu của khu Điện miếu thờ vua và Hoàng Thái Hậu thời Lê Trung Hưng. Vì vậy, khối bia đá cũng có giá trị như một di tích cần được công nhận, bảo vệ để mãi mãi nhớ về những sự kiện và nhân vật lịch sử mà sử sách đã từng nhắn đến.

2. Hai pho chó đá thời Lê cao 0,60m, rộng 0,25m, gồm 1 con đực, 1 con cái, tư thế ngồi chầu. Con cái tai cụp, con đực tai xoè. Cả hai con đều đeo quả lục lặc.

3. Nhiều chân tảng đá rộng 0,55x0,55.

4. Hàng trăm viên ngói mũi hài rộng 22cm, dài 30cm và loại 20cmx26cm.

5. Gạch thời Lê.

6. Văn khắc trên gỗ để ở bàn thờ Điện Càn Long của họ Phạm Lê.

7. Hai sắc phong cho ông Phạm Trừng – người có công trong việc xây dựng Điện Càn Long.

 

  

Di tích lich sử điện Càn Long và những thứ hiện còn ở khu di tích

Đăng lúc: 08/09/2023 09:10:39 (GMT+7)

Di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh Điện Càn Long và

những thứ hiện còn ở Di tích

Khu Di tích Điện Càn Long là một quần thể di tích bề thế được khởi dựng cách đây trên 350 năm trên vùng đất Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương xưa, nay là xã Nam Giang - là nơi thờ Vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và Hoàng Thái hâụ Phạm Thị Ngọc Huỳnh cùng các vị tiên tổ dòng họ Phạm – Lê.

Đây là công trình kiến trúc thời tự rất quy mô, bề thế được xây dựng trên một thân đất cao, rộng 3 mẫu 6. Mặc dù qua thời gian, chiến tranh nay công trình không còn được nguyên vẹn. chiến tranh nay công trình không còn được nguyên vẹn, nhưng với những gì còn lại như khối bia hộp bằng đá 4 mặt được gọi là bia Công Đức Trường Lưu, nền móng, gạch ngói, con giống và các thềm bậc, chân tảng bằng đá, v.v… cũng phần nào giúp chúng ta hình dung được giá trị, quy mô bề thế của di tích.

Khu di tích Điện Càn Long và Bia công đức Trường Lưu

1.Bia đá “Công đức Trường Lưu”: Đây là tấm bia đá 4 mặt dựng đứng trên một chân đế cũng bằng đá. Mái bia hình mai luyện (hình rùa) rộng 0,48m. Xung quanh các mặt bia hình được trang trí bằng các đường gờ chỉ, có tác dụng làm nổi bật phần văn bia. Bia được soạn, khắc vào năm Chính Hoà thứ 7 (1686). Theo nội dung văn bia được dựng lên để  muôn đời ghi nhớ do nhóm danh sĩ nổi tiếng đương thời soạn theo lệnh của nhà vua kế vị. Có thể nói đây là một hạng mục di tích gốc còn lại rất nguyên vẹn để giúp chúng ta biết một cách khá đầy đủ về sự ra đời của Điện Càn Long, về bà Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Huỳnh (quý phi của Lê Thần Tông và mẹ của Lê Huyền Tông) cũng như về dòng họ Phạm – Lê đầy quyền thế hồi thế kỷ XVII ở vùng đất Quả Nhuệ xưa. Khối bia đá 4 mặt này cũng chính là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc đá điển hình mà ở đó từ sự bài trí, bố cục đến nét khắc hình tinh xảo và hài hoà, cân đối, đồng thời đã tạo sự bề thế, uy nghiêm cho khu Điện.

Bia đá của khu di tích điện Càn Long

Đã trải qua hơn 350, nét chữ trên bia vẫn còn sắc nét. Đây chính là bằng chứng sinh động để chứng minh sự hiện hữu của khu Điện miếu thờ vua và Hoàng Thái Hậu thời Lê Trung Hưng. Vì vậy, khối bia đá cũng có giá trị như một di tích cần được công nhận, bảo vệ để mãi mãi nhớ về những sự kiện và nhân vật lịch sử mà sử sách đã từng nhắn đến.

2. Hai pho chó đá thời Lê cao 0,60m, rộng 0,25m, gồm 1 con đực, 1 con cái, tư thế ngồi chầu. Con cái tai cụp, con đực tai xoè. Cả hai con đều đeo quả lục lặc.

3. Nhiều chân tảng đá rộng 0,55x0,55.

4. Hàng trăm viên ngói mũi hài rộng 22cm, dài 30cm và loại 20cmx26cm.

5. Gạch thời Lê.

6. Văn khắc trên gỗ để ở bàn thờ Điện Càn Long của họ Phạm Lê.

7. Hai sắc phong cho ông Phạm Trừng – người có công trong việc xây dựng Điện Càn Long.

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Thủ tục hành chính

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Nam Giang, Phố Neo, Xã Nam Giang, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com