Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107476

Thực phẩm là gì

Ngày 30/07/2024 09:54:43

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Thực phẩm là gì? Thực phẩm gồm những gì?

 

1. Thực phẩm là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa thực phẩm là gì? Chúng ta có thể điểm qua như sau:

- Thực phẩm hay thức ăn, là tên gọi chung dùng để chỉ những vật phẩm thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người, được tiêu thụ trực tiếp vào con người thông qua hoạt động ăn hoặc uống.

- Thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể.

- Thực phẩm là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.

- Thực phẩm là các loại thức ăn mà con người hoặc động vật có thể ăn hay uống được để cung cấp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay cơ bản là vì sở thích.

- Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Tựu chung lại, ta có thể rút ra định nghĩa về thực phẩm như sau: Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),... mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả, bánh mì, sữa, nước...

2. Thực phẩm gồm những gì? Ví dụ về thực phẩm

Theo nguồn gốc, ta có:

+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: ví dụ như cá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa…

+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau, củ, quả, hạt, gia vị….

- Theo mức độ quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày:

+ Thực phẩm chính (thực phẩm chủ yếu): lúa, ngô, khoai, sắn, bột mì, bột gạo…

+ Thực phẩm phụ: trái cây, bánh kẹo, nước ngọt,….

- Theo chức năng, tính chất của thực phẩm, ta có:

+ Thực phẩm đã qua chế biến: là những thực phẩm đã chịu ảnh hưởng của một trong số hoặc nhiều hơn các quá trình sau: đông lạnh, đóng hộp, làm khô hay chịu các tác động của nhiệt như: chiên, xào, nướng, áp chảo,...

+ Thực phẩm chay: là món ăn mà không sử dụng thịt các loài động vật như rau củ, các loại hạt, các loại đậu, nấm… để chế biến.

+ Thực phẩm chức năng: là những thực phẩm được thêm các thành phần mới hoặc nhiều thành phần hiện có để thực hiện một chức năng bổ sung.

Đây thường là một thực phẩm liên quan đến tăng cường sức khỏe hoặc phòng chống bệnh, ngăn ngừa một số bệnh tật. Nhưng chúng không phải là thuốc chữa bệnh và cũng không thể dùng thay cho thuốc chữa bệnh.

Ví dụ: Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất, Thực phẩm chức năng bổ sung protein và axit amin (whey protein, protein shake, protein casein, protein trứng, protein đậu, protein gạo lứt…), Thực phẩm chức năng bổ sung axit béo, Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn probiotic (probiotic hoặc prebiotic), Thực phẩm chức năng bổ sung cho người tập luyện thể thao (Đồ uống giàu protein, BCAA, glutamine, arginine, axit béo thiết yếu, creatine, HMB…), Thực phẩm chức năng chiết xuất, cô đặc từ thiên nhiên ( tinh dầu hoa anh thảo, tinh dầu oải hương, tía tô, collagen thực vật…),

+ Thực phẩm đông lạnh: là một trong những cách bảo quản phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hư hỏng.

Phương pháp đóng băng hay đông lạnh là dùng công nghệ cấp đông có sử dụng nhiệt độ cực thấp của nitơ lỏng -196 °C (-320 °F).

Ví dụ: thịt trâu đông lạnh, thịt bò đông lạnh, thịt heo đông lạnh, thịt gà đông lạnh, hải sản đông lạnh …

+ Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa được bảo quản chưa qua chế biến và đặc biệt là chưa hư hỏng. Chúng được hiểu là thực phẩm chưa qua các quá trình xử lý hun khói, lên men, muối chua, đóng hộp,...

Đối với rau củ quả, khi được gọi là tươi sống nghĩa là chúng mới vừa được thu hoạch, mới vừa được xử lý đúng với tiêu chuẩn "sau thu hoạch". Những sản phẩm này phải đảm bảo không bị hư hỏng, dập nát hay héo úa.

Ví dụ: Thịt, trứng, cá, hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.

·       Đối với rau, củ, quả khi gọi là tươi thì phải vừa mới được thu hoạch, lá không héo úa, …

·       Đối với thịt, để được gọi là tươi hoặc sống; thì thịt phải trong giai đoạn vừa được làm thịt.

·       Đối với cá, để được gọi là tươi. Thì nó phải đạt dấu hiệu được đánh bắt hoặc thu hoạch và đông lạnh (thực phẩm trong tủ lạnh).

·       Các sản phẩm từ sữa, như sữa tươi, có thể dễ bị hỏng. Vì vậy pho mát thô là pho mát chưa được làm khô hoặc ướp muối.

+ Thực phẩm ăn kiêng: là các thực phẩm để giảm, duy trì hoặc tăng khối lượng cơ thể, hoặc để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, như bệnh tiểu đường.

Ví dụ: rau, trái cây, ức gà, yến mạch, ngũ cốc, quả óc chó, trứng, đậu, cá, khoai, sữa chua, rau,…

+ Thực phẩm cắm trại: dùng để chỉ những sản phẩm bao gồm các thành phần được sử dụng để chuẩn bị phù hợp cho cắm trại và du lịch bụi. Chúng thường được làm đông khô để làm thực phẩm bị mất nước để dễ bảo quản và mang đi.

Ví dụ: đồ hộp, sandwich, bánh mì, cơm cuộn, cơm nắm, trái cây,…

3. Những lưu ý khi mua, sử dụng và bảo quản thực phẩm

Khi mua, sử dụng và bảo quản thực phẩm, chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

·       Đối với thực phẩm tươi sống:

- Thịt gia súc tươi (thịt bò, thịt heo…)

Phải có dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y của cơ quan chức năng; Màng ngoài của lát thịt khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm; Lớp mỡ có màu sắc sáng, khô, độ rắn, mùi vị bình thường. Sờ, nắn khối thịt có cảm giác rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết bị lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tủy bám chặt vào thành xương, màu trong, đàn hồi. Khi luộc, nấu cho màu nước canh trong, mùi thơm của thịt, trên mặt có nổi một lớp mỡ vết to.

- Thịt gia cầm đã làm sẵn:

Có dấu kiểm soát giết mổ cơ quan chức năng; Không có vết bầm tím, da màu vàng nhạt, vết cắt tiết da co lại.

- Chọn cá:

Cá có vẩy sáng, mắt sáng, mang đỏ tươi, bụng cá thon nhỏ, thịt chắc, độ đàn hồi tốt.

Cách bảo quản thịt, cá: Khi mua về phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, định lượng ra khối nhỏ vừa đủ dùng, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp kín và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ cấp đông.

- Rau, củ, quả:

+ Các cửa hàng có uy tín; Cơ sở kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa;

+ Các cửa hàng được xác nhận chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn;

+ Nơi bán hàng có đầy đủ dụng cụ bảo quản thực phẩm;

+ Nếu mua ở chợ: chọn các quầy hàng có tên người bán hàng; số lô kinh doanh; quầy hàng sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ kệ đựng rau, củ, quả cách xa mặt đất; không bày bán dưới nền đất, gần sát các quầy bán thịt, cá tươi sống.

+ Chọn sản phẩm có nguồn gốc từ các đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn hoặc giấy chứng nhận VietGAP (giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác).

Cách thức bảo quản rau, củ, quả: Khi mua về phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh hoặc nơi thoáng, mát.

·       Đối với thực phẩm bao gói sẵn, đóng hộp:

- Kiểm tra nhãn hàng hóa (thường gọi là nhãn) với đầy đủ nội dung như sau: Tên thực phẩm; Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hoá; Thành phần cấu tạo; Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng; Định lượng của thực phẩm; Xuất xứ của hàng hoá; Nhãn phụ bằng tiếng Việt nếu là hàng nhập khẩu.

- Địa điểm mua hàng: Các cửa hàng có uy tín; Cơ sở kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; Nơi bán hàng có đầy đủ dụng cụ bảo quản thực phẩm; Nơi trưng bày hàng hóa thoáng, mát, không bụi bẩn, ...

- Không nên mua: Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng; Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm, …; Không mua sản phẩm được yêu cầu bảo quản mát hoặc lạnh mà cơ sở không có phương tiện bảo quản mát, lạnh hoặc nơi bày bán dưới nắng, nóng, ... Đối với thực phẩm đông lạnh, không mua khi sản phẩm không thấy lạnh, hoặc đã bị mềm do không đủ nhiệt độ lạnh để bảo quản hoặc thấy màu sắc khác thường hoặc lớp lông tơ trên bề mặt sản phẩm (có thể bị nhiễm nấm).

Cách thức bảo quản: Bảo quản sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên nhãn mác của sản phẩm bao gói sẵn.

 

 

 

  

Thực phẩm là gì

Đăng lúc: 30/07/2024 09:54:43 (GMT+7)

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN

Thực phẩm là gì? Thực phẩm gồm những gì?

 

1. Thực phẩm là gì?

Có rất nhiều cách định nghĩa thực phẩm là gì? Chúng ta có thể điểm qua như sau:

- Thực phẩm hay thức ăn, là tên gọi chung dùng để chỉ những vật phẩm thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con người, được tiêu thụ trực tiếp vào con người thông qua hoạt động ăn hoặc uống.

- Thực phẩm là những loại thức ăn mà con người có thể ăn và uống được để nuôi dưỡng cơ thể.

- Thực phẩm là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.

- Thực phẩm là các loại thức ăn mà con người hoặc động vật có thể ăn hay uống được để cung cấp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay cơ bản là vì sở thích.

- Thực phẩm là những sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Tựu chung lại, ta có thể rút ra định nghĩa về thực phẩm như sau: Thực phẩm (thức ăn) là sản phẩm chứa: Chất bột (carbohydrate), chất béo (lipid), chất đạm (protein),... mà con người có thể ăn hay uống được nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Ví dụ: Thịt, cá, trứng, rau, củ, quả, bánh mì, sữa, nước...

2. Thực phẩm gồm những gì? Ví dụ về thực phẩm

Theo nguồn gốc, ta có:

+ Thực phẩm có nguồn gốc động vật: ví dụ như cá, thịt lợn, thịt gà, thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa…

+ Thực phẩm có nguồn gốc thực vật: rau, củ, quả, hạt, gia vị….

- Theo mức độ quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày:

+ Thực phẩm chính (thực phẩm chủ yếu): lúa, ngô, khoai, sắn, bột mì, bột gạo…

+ Thực phẩm phụ: trái cây, bánh kẹo, nước ngọt,….

- Theo chức năng, tính chất của thực phẩm, ta có:

+ Thực phẩm đã qua chế biến: là những thực phẩm đã chịu ảnh hưởng của một trong số hoặc nhiều hơn các quá trình sau: đông lạnh, đóng hộp, làm khô hay chịu các tác động của nhiệt như: chiên, xào, nướng, áp chảo,...

+ Thực phẩm chay: là món ăn mà không sử dụng thịt các loài động vật như rau củ, các loại hạt, các loại đậu, nấm… để chế biến.

+ Thực phẩm chức năng: là những thực phẩm được thêm các thành phần mới hoặc nhiều thành phần hiện có để thực hiện một chức năng bổ sung.

Đây thường là một thực phẩm liên quan đến tăng cường sức khỏe hoặc phòng chống bệnh, ngăn ngừa một số bệnh tật. Nhưng chúng không phải là thuốc chữa bệnh và cũng không thể dùng thay cho thuốc chữa bệnh.

Ví dụ: Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, Thực phẩm chức năng bổ sung khoáng chất, Thực phẩm chức năng bổ sung protein và axit amin (whey protein, protein shake, protein casein, protein trứng, protein đậu, protein gạo lứt…), Thực phẩm chức năng bổ sung axit béo, Thực phẩm chức năng bổ sung lợi khuẩn probiotic (probiotic hoặc prebiotic), Thực phẩm chức năng bổ sung cho người tập luyện thể thao (Đồ uống giàu protein, BCAA, glutamine, arginine, axit béo thiết yếu, creatine, HMB…), Thực phẩm chức năng chiết xuất, cô đặc từ thiên nhiên ( tinh dầu hoa anh thảo, tinh dầu oải hương, tía tô, collagen thực vật…),

+ Thực phẩm đông lạnh: là một trong những cách bảo quản phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có thể làm chậm quá trình phân hủy của thực phẩm và ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hư hỏng.

Phương pháp đóng băng hay đông lạnh là dùng công nghệ cấp đông có sử dụng nhiệt độ cực thấp của nitơ lỏng -196 °C (-320 °F).

Ví dụ: thịt trâu đông lạnh, thịt bò đông lạnh, thịt heo đông lạnh, thịt gà đông lạnh, hải sản đông lạnh …

+ Thực phẩm tươi sống: là thực phẩm chưa được bảo quản chưa qua chế biến và đặc biệt là chưa hư hỏng. Chúng được hiểu là thực phẩm chưa qua các quá trình xử lý hun khói, lên men, muối chua, đóng hộp,...

Đối với rau củ quả, khi được gọi là tươi sống nghĩa là chúng mới vừa được thu hoạch, mới vừa được xử lý đúng với tiêu chuẩn "sau thu hoạch". Những sản phẩm này phải đảm bảo không bị hư hỏng, dập nát hay héo úa.

Ví dụ: Thịt, trứng, cá, hải sản, rau, củ, quả tươi và các thực phẩm khác chưa qua chế biến.

·       Đối với rau, củ, quả khi gọi là tươi thì phải vừa mới được thu hoạch, lá không héo úa, …

·       Đối với thịt, để được gọi là tươi hoặc sống; thì thịt phải trong giai đoạn vừa được làm thịt.

·       Đối với cá, để được gọi là tươi. Thì nó phải đạt dấu hiệu được đánh bắt hoặc thu hoạch và đông lạnh (thực phẩm trong tủ lạnh).

·       Các sản phẩm từ sữa, như sữa tươi, có thể dễ bị hỏng. Vì vậy pho mát thô là pho mát chưa được làm khô hoặc ướp muối.

+ Thực phẩm ăn kiêng: là các thực phẩm để giảm, duy trì hoặc tăng khối lượng cơ thể, hoặc để ngăn ngừa và điều trị các bệnh, như bệnh tiểu đường.

Ví dụ: rau, trái cây, ức gà, yến mạch, ngũ cốc, quả óc chó, trứng, đậu, cá, khoai, sữa chua, rau,…

+ Thực phẩm cắm trại: dùng để chỉ những sản phẩm bao gồm các thành phần được sử dụng để chuẩn bị phù hợp cho cắm trại và du lịch bụi. Chúng thường được làm đông khô để làm thực phẩm bị mất nước để dễ bảo quản và mang đi.

Ví dụ: đồ hộp, sandwich, bánh mì, cơm cuộn, cơm nắm, trái cây,…

3. Những lưu ý khi mua, sử dụng và bảo quản thực phẩm

Khi mua, sử dụng và bảo quản thực phẩm, chúng ta cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:

·       Đối với thực phẩm tươi sống:

- Thịt gia súc tươi (thịt bò, thịt heo…)

Phải có dấu kiểm soát giết mổ, tem kiểm tra vệ sinh thú y của cơ quan chức năng; Màng ngoài của lát thịt khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm; Lớp mỡ có màu sắc sáng, khô, độ rắn, mùi vị bình thường. Sờ, nắn khối thịt có cảm giác rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết bị lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính. Tủy bám chặt vào thành xương, màu trong, đàn hồi. Khi luộc, nấu cho màu nước canh trong, mùi thơm của thịt, trên mặt có nổi một lớp mỡ vết to.

- Thịt gia cầm đã làm sẵn:

Có dấu kiểm soát giết mổ cơ quan chức năng; Không có vết bầm tím, da màu vàng nhạt, vết cắt tiết da co lại.

- Chọn cá:

Cá có vẩy sáng, mắt sáng, mang đỏ tươi, bụng cá thon nhỏ, thịt chắc, độ đàn hồi tốt.

Cách bảo quản thịt, cá: Khi mua về phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, định lượng ra khối nhỏ vừa đủ dùng, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc hộp kín và bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh hoặc tủ cấp đông.

- Rau, củ, quả:

+ Các cửa hàng có uy tín; Cơ sở kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa;

+ Các cửa hàng được xác nhận chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn;

+ Nơi bán hàng có đầy đủ dụng cụ bảo quản thực phẩm;

+ Nếu mua ở chợ: chọn các quầy hàng có tên người bán hàng; số lô kinh doanh; quầy hàng sạch sẽ, có đầy đủ dụng cụ kệ đựng rau, củ, quả cách xa mặt đất; không bày bán dưới nền đất, gần sát các quầy bán thịt, cá tươi sống.

+ Chọn sản phẩm có nguồn gốc từ các đơn vị được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn hoặc giấy chứng nhận VietGAP (giấy chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn GAP khác).

Cách thức bảo quản rau, củ, quả: Khi mua về phải được sơ chế, rửa bằng nước sạch, để ráo nước, bọc kín bằng màng bọc thực phẩm và bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh hoặc nơi thoáng, mát.

·       Đối với thực phẩm bao gói sẵn, đóng hộp:

- Kiểm tra nhãn hàng hóa (thường gọi là nhãn) với đầy đủ nội dung như sau: Tên thực phẩm; Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về hàng hoá; Thành phần cấu tạo; Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu; Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản; Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng; Định lượng của thực phẩm; Xuất xứ của hàng hoá; Nhãn phụ bằng tiếng Việt nếu là hàng nhập khẩu.

- Địa điểm mua hàng: Các cửa hàng có uy tín; Cơ sở kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa; Nơi bán hàng có đầy đủ dụng cụ bảo quản thực phẩm; Nơi trưng bày hàng hóa thoáng, mát, không bụi bẩn, ...

- Không nên mua: Ở những cửa hàng, quán hàng bụi, bẩn, ẩm ướt, nóng, nắng; Ở những nơi bày bán lẫn lộn tạp chất, hoá chất, sản phẩm có mùi như xà phòng, bột giặt, mỹ phẩm, …; Không mua sản phẩm được yêu cầu bảo quản mát hoặc lạnh mà cơ sở không có phương tiện bảo quản mát, lạnh hoặc nơi bày bán dưới nắng, nóng, ... Đối với thực phẩm đông lạnh, không mua khi sản phẩm không thấy lạnh, hoặc đã bị mềm do không đủ nhiệt độ lạnh để bảo quản hoặc thấy màu sắc khác thường hoặc lớp lông tơ trên bề mặt sản phẩm (có thể bị nhiễm nấm).

Cách thức bảo quản: Bảo quản sản phẩm theo yêu cầu của nhà sản xuất ghi trên nhãn mác của sản phẩm bao gói sẵn.

 

 

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Nam Giang, Phố Neo, Xã Nam Giang, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com