Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107476

Gia đình là tế bào của xã hội

Ngày 30/07/2024 15:35:47

GIA ĐÌNH LÀ TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI

Thưa quí vị và các bạn! Gia đình là tế bào của xã hội, nhiều gia đình tốt hợp lại thành một xã hội tốt. Gia đình có vị trí quan trọng đặc biệt trong xã hội. Nhân kỉ niệm 23 năm, ngày Gia đình Việt Nam, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thọ Xuân có bài viết: “Gia đình- tế bào của xã hội”.

 Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, từ đó góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam vẫn luôn giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

a1.jpg

(Gia đình, nơi nuôi dưỡng những ước mơ)

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, thế nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn luôn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững; Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định cũng như sự phát triển gia đình. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện.  
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Mặt khác, xây dựng gia đình phát triển cũng chính là cách để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết cách chăm sóc và bảo vệ gia đình; tạo nên không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc

a2.jpg

(Gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên)

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 chính là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, đây cũng chính là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người Việt chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên - từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.

a3.jpg

(Gia đình - Tế bào của xã hội)

Cùng với sự phát triển của đất nước, theo thời gian, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền đất nước, một nét đẹp văn hóa - nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Thế nhưng, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Ai đó đã từng nói: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Gia đình - hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của mỗi con người. Chính vì vậy, Ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đến công tác gia đình, góp phần nâng cao đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi gia đình. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của thị xã ta đạt được trong những năm qua càng khẳng định phong trào có bước phát triển mới cả về lượng và chất. Đã thực sự tác động tích cực vào đời sống kinh tế - xã hội, lối sống nếp sống ở khắp các cả vùng đô thị lẫn nông thôn. Các nội dung phong trào đã khơi dậy và phát huy nguồn lực xã hội, đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội góp phần phát huy dân chủ cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được quan tâm đầu tư. Các hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng được phát triển; việc cưới; việc tang được chuyển dần theo hướng tiết kiệm văn minh; các hoạt động mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu ngày càng được đẩy lùi.
Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành kế hoạch về “Triển khai công tác gia đình năm 2024”; căn cứ kế hoạch kế hoạch này, các địa phương trên địa bàn huyện cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình bền vững, để có thể cùng nhau giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái, đề cao giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; vai trò của gia đình trong việc phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình Việt Nam theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc”.
Có thể nói rằng: Gia đình là đơn vị kinh tế - xã hội, là nơi sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và xã hội và cũng là nơi sản sinh ra con người, tái sản xuất sức lao động; là tổ ấm đầu tiên nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của mỗi con người. Đó không chỉ là mối quan tâm, không phải là việc nghiên cứu của một số nhà khoa học mà là sự quan tâm của cả một thiết chế xã hội. Cho đến ngày nay gia đình không còn là vấn đề cá biệt, riêng lẻ nữa, mà nó đã trở thành vấn đề chung của quốc gia và quốc tế.
Để hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình để có thể ôn lại truyền thống nề nếp gia phong là điều cần thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết, qua đó gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

 Trung Tuyến, Trung tâm VH, TT, TT và DL huyện Thọ Xuân

 

  

Gia đình là tế bào của xã hội

Đăng lúc: 30/07/2024 15:35:47 (GMT+7)

GIA ĐÌNH LÀ TẾ BÀO CỦA XÃ HỘI

Thưa quí vị và các bạn! Gia đình là tế bào của xã hội, nhiều gia đình tốt hợp lại thành một xã hội tốt. Gia đình có vị trí quan trọng đặc biệt trong xã hội. Nhân kỉ niệm 23 năm, ngày Gia đình Việt Nam, Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện Thọ Xuân có bài viết: “Gia đình- tế bào của xã hội”.

 Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, từ đó góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn nhau, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù sáng tạo trong lao động, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam vẫn luôn giữ gìn, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.

a1.jpg

(Gia đình, nơi nuôi dưỡng những ước mơ)

Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, thế nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn tồn tại và gia đình vẫn luôn là một nhân tố quan trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Coi đầu tư cho gia đình chính là đầu tư cho sự phát triển bền vững; Gia đình có trách nhiệm với các thành viên và với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định cũng như sự phát triển gia đình. Xây dựng gia đình phải luôn gắn với sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng thực hiện.  
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách của trẻ em. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc là góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của nhiều ban ngành, nhiều tổ chức xã hội và là trách nhiệm của mỗi công dân. Mặt khác, xây dựng gia đình phát triển cũng chính là cách để bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, chống lại tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết cách chăm sóc và bảo vệ gia đình; tạo nên không khí vui vẻ khiến mọi thành viên đều cảm thấy hạnh phúc

a2.jpg

(Gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên)

Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 chính là một sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam, đây cũng chính là dịp để các gia đình giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng gia đình văn hóa, hướng tới sự phát triển bền vững của gia đình trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng, vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày truyền thống, có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi người Việt chúng ta. Đây cũng là ngày thắp lên tinh thần hướng về gia đình, hướng về tổ tiên - từ đó nuôi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những giá trị nhân văn cao quý của dân tộc. Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đã trở thành ngày ghi nhớ và phát huy truyền thống, nề nếp, gia phong; đánh thức mỗi người suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn để xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, tiến bộ, hướng tới sự phát triển bền vững của Gia đình và của Tổ quốc.

a3.jpg

(Gia đình - Tế bào của xã hội)

Cùng với sự phát triển của đất nước, theo thời gian, Ngày gia đình Việt Nam cũng dần trở thành ngày hội trên mọi miền đất nước, một nét đẹp văn hóa - nơi mà tình yêu thương và chia sẻ được tôn vinh. Đảng và Nhà nước ta vẫn luôn quan tâm và có nhiều chủ trương, chính sách nhằm giữ gìn giá trị gia đình và tạo mọi điều kiện để các ngành, các cấp và mỗi cá nhân chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, hạnh phúc. Trong bối cảnh chịu nhiều tác động của toàn cầu hóa và kinh tế thị trường, cấu trúc và quan hệ gia đình Việt Nam có những thay đổi, thậm chí có những thay đổi có thể làm mai một truyền thống. Thế nhưng, giá trị cơ bản của gia đình vẫn luôn là điều thiêng liêng đối với mỗi con người Việt Nam. Gia đình vẫn là thiết chế giữ được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Ai đó đã từng nói: “Có một nơi để về, đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc”. Gia đình - hai tiếng thiêng liêng trong trái tim mỗi con người, là chốn bình yên và an toàn nhất trong cuộc đời của mỗi chúng ta. Gia đình chính là nơi đầu tiên hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người. Chỉ có ở gia đình, con người mới có thể cảm nhận được tình yêu thương và sự bao dung vô bờ bến. Một mái ấm hạnh phúc, có lẽ đó là một ước mơ đời thường mà cũng sâu xa nhất của mỗi con người. Chính vì vậy, Ngày 04/5/2001 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 72/2001/QĐ-TTG về việc chọn ngày 28/6 hàng năm là Ngày Gia đình Việt Nam và chọn tháng 6 chính là tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.. Đây thật sự là cơ hội để mỗi chúng ta, mỗi gia đình, mỗi cơ quan, đoàn thể, địa phương đề cao trách nhiệm trong việc chăm lo xây dựng gia đình, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sự phát triển của gia đình để tạo điều kiện mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.
Sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đến công tác gia đình, góp phần nâng cao đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi gia đình. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của thị xã ta đạt được trong những năm qua càng khẳng định phong trào có bước phát triển mới cả về lượng và chất. Đã thực sự tác động tích cực vào đời sống kinh tế - xã hội, lối sống nếp sống ở khắp các cả vùng đô thị lẫn nông thôn. Các nội dung phong trào đã khơi dậy và phát huy nguồn lực xã hội, đóng góp tích cực vào những thành tựu kinh tế - xã hội góp phần phát huy dân chủ cơ sở, ổn định chính trị, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đẩy lùi các tệ nạn xã hội. Công tác bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc được quan tâm đầu tư. Các hoạt động dịch vụ văn hóa ngày càng được phát triển; việc cưới; việc tang được chuyển dần theo hướng tiết kiệm văn minh; các hoạt động mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu ngày càng được đẩy lùi.
Ngay từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn ban hành kế hoạch về “Triển khai công tác gia đình năm 2024”; căn cứ kế hoạch kế hoạch này, các địa phương trên địa bàn huyện cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động thiết thực: Tổ chức sinh hoạt Câu lạc bộ gia đình bền vững, để có thể cùng nhau giao lưu trao đổi kinh nghiệm trong việc giáo dục con cái, đề cao giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; vai trò của gia đình trong việc phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình Việt Nam theo tiêu chí “No ấm, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc”.
Có thể nói rằng: Gia đình là đơn vị kinh tế - xã hội, là nơi sản xuất ra của cải vật chất nuôi sống gia đình và xã hội và cũng là nơi sản sinh ra con người, tái sản xuất sức lao động; là tổ ấm đầu tiên nuôi dưỡng, hình thành nhân cách của mỗi con người. Đó không chỉ là mối quan tâm, không phải là việc nghiên cứu của một số nhà khoa học mà là sự quan tâm của cả một thiết chế xã hội. Cho đến ngày nay gia đình không còn là vấn đề cá biệt, riêng lẻ nữa, mà nó đã trở thành vấn đề chung của quốc gia và quốc tế.
Để hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6, mỗi người hãy tổ chức sum họp gia đình, tổ chức liên hoan gặp mặt các thành viên trong gia đình để có thể ôn lại truyền thống nề nếp gia phong là điều cần thiết và ý nghĩa hơn bao giờ hết, qua đó gắn chặt tình cảm các thành viên với nhau, từng bước đưa “Ngày gia đình” vào cuộc sống, trở thành ngày hội lớn, mang ý nghĩa nhân văn cao cả, được lưu truyền tốt đẹp trong mỗi gia đình Việt Nam.

 Trung Tuyến, Trung tâm VH, TT, TT và DL huyện Thọ Xuân

 

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Nam Giang, Phố Neo, Xã Nam Giang, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com