Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
107476

Bệnh cúm và cách phòng tránh

Ngày 30/07/2024 11:04:26

Bệnh cúm và cách phòng tránh

1. Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Một người trưởng thành khỏe mạnh trong một năm có thể có từ 1 đến 3 lần mắc phải dịch cúm mùa với các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như hắt hơi, chảy nước mũi, ho đờm trắng kèm theo sốt, rét run, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi. Trong phần lớn các trường hợp, những biểu hiện này khởi phát và tự thuyên giảm trong 2-7 ngày, đôi khi không cần điều trị gì. Tuy nhiên, không ít đối tượng đặc biệt khi mắc cúm lại dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc một số bệnh lý nội khoa mãn tính nặng.

Tiêm phòng cúm mùa từ lâu đã được chứng minh là cách tốt nhất để phòng tránh mắc dịch cúm mùa. Mặc dù một mũi tiêm phòng cúm không phải lúc nào cũng mang lại sự bảo vệ toàn diện nhưng nó lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm, giảm tần suất nhập viện cũng như mức độ biểu hiện triệu chứng. Chính vì vậy, phòng ngừa cúm không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình mà còn của toàn xã hội. Trong đó, tiêm vắc-xin được xem như là biện pháp dự phòng tốt nhất. Do cấu trúc của các chủng virus cúm thay đổi mỗi năm, đồng thời nồng độ kháng thể trong máu giúp chống lại siêu vi có khuynh hướng giảm nhanh theo thời gian, nên việc tiêm phòng cần thực hiện hằng năm. Mặc dù hiệu quả không thể đạt đến 100%, nhưng đây vẫn là cách giảm thiểu mức độ nặng nề khi mắc dịch cúm mùa cũng như các biến chứng của nó.

2. Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?

Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là cách an toàn, hiệu quả để phòng ngừa cúm. Vắc-xin là một yếu tố kích thích giúp cơ thể tạo ra một nồng độ kháng thể nhất định có sẵn trong máu, sẵn sàng đối phó với một số chủng virus cúm. Những kháng thể này không chỉ giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm mà còn cả tình `trạng nhiễm trùng đi kèm khi có bội nhiễm vi khuẩn.

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm là:

 - Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên)

 - Trẻ em dưới 5 tuổi

 - Những người mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh tim hoặc ung thư

 - Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai nếu bị cúm nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ( gây dị tật thai nhi) và ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn trong quá trình mang thai. Vì vậy, trước khi quyết định có con thì chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng cúm để phòng ngừa bệnh xảy ra.Thời gian tiêm phòng đến khi quyết định có thai tối thiểu là 3 tháng.

4.Thời điểm tiêm vắc-xin cúm

Việt Nam là nước có thể nhiễm virus cúm quanh năm, nên có thể tiêm vắc-xin vào bất cứ thời điểm nào và nhắc lại hàng năm. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) khuyến nghị mọi người nên tiêm chủng phòng cúm vào khoảng tháng 10. Dịch cúm theo mùa có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 10, hoạt động của cúm đạt cực đại từ tháng 12 đến tháng 2 và hoạt động có thể kéo dài đến cuối tháng 5. Vì phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm vắc-xin để kháng thể phát triển trong cơ thể bảo vệ chống lại nhiễm virus cúm, tốt nhất nên tiêm vắc-xin kịp thời để được bảo vệ trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Nếu chưa được tiêm phòng vào khoảng tháng 10, thì việc tiêm vắc-xin muộn hơn vẫn có thể được bảo vệ. Bệnh cúm là không thể dự đoán được và mùa bệnh cũng có thể thay đổi. Bệnh cúm theo mùa thường đạt đỉnh vào giữa tháng 12 và tháng 3 trong hầu hết các năm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra muộn vào cuối tháng năm. Chính vì vậy, hãy tiêm vắc-xin phòng cúm để bảo vệ ngay khi độ tuổi, thời điểm có thể chỉ định tiêm vắc-xin (trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và tiêm nhắc hàng năm).

5. Tiêm vắc-xin phòng cúm ở đâu?

Hiện nay Trung tâm y tế huyện Thọ Xuân  là đơn vị trực tiếp tư vấn, tiêm phòng tại Trung tâm  và cung ứng tất cả các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và các loại vắc-xin dịch vụ trong đó có vắc-xin cúm cho tất cả các xã trên địa bàn huyện. Vì vậy tất cả các đối tượng trong độ tuổi tiêm phòng nếu   muốn được tư vấn và tiêm phòng các loại vắc-xin dịch vụ khác và vắc-xin cúm có thể trực tiếp đến Trung tâm y tế huyện Thọ Xuân hoặc đăng ký tại trạm y tế xã đều được đáp ứng theo nhu cầu. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại của phòng tư vấn tiêm chủng của Trung tâm y tế huyện  để được giải đáp.

  

Bệnh cúm và cách phòng tránh

Đăng lúc: 30/07/2024 11:04:26 (GMT+7)

Bệnh cúm và cách phòng tránh

1. Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm ở đường hô hấp do virus cúm gây ra và lây lan trực tiếp từ người sang người. Một người trưởng thành khỏe mạnh trong một năm có thể có từ 1 đến 3 lần mắc phải dịch cúm mùa với các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên như hắt hơi, chảy nước mũi, ho đờm trắng kèm theo sốt, rét run, đau đầu, chán ăn, mệt mỏi. Trong phần lớn các trường hợp, những biểu hiện này khởi phát và tự thuyên giảm trong 2-7 ngày, đôi khi không cần điều trị gì. Tuy nhiên, không ít đối tượng đặc biệt khi mắc cúm lại dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, nhất là ở trẻ nhỏ, người lớn tuổi và những người mắc một số bệnh lý nội khoa mãn tính nặng.

Tiêm phòng cúm mùa từ lâu đã được chứng minh là cách tốt nhất để phòng tránh mắc dịch cúm mùa. Mặc dù một mũi tiêm phòng cúm không phải lúc nào cũng mang lại sự bảo vệ toàn diện nhưng nó lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trên các đối tượng nguy cơ dễ mắc cúm, giảm tần suất nhập viện cũng như mức độ biểu hiện triệu chứng. Chính vì vậy, phòng ngừa cúm không chỉ là trách nhiệm của mỗi cá nhân, gia đình mà còn của toàn xã hội. Trong đó, tiêm vắc-xin được xem như là biện pháp dự phòng tốt nhất. Do cấu trúc của các chủng virus cúm thay đổi mỗi năm, đồng thời nồng độ kháng thể trong máu giúp chống lại siêu vi có khuynh hướng giảm nhanh theo thời gian, nên việc tiêm phòng cần thực hiện hằng năm. Mặc dù hiệu quả không thể đạt đến 100%, nhưng đây vẫn là cách giảm thiểu mức độ nặng nề khi mắc dịch cúm mùa cũng như các biến chứng của nó.

2. Vắc-xin cúm hoạt động như thế nào?

Tiêm vắc-xin cúm hàng năm là cách an toàn, hiệu quả để phòng ngừa cúm. Vắc-xin là một yếu tố kích thích giúp cơ thể tạo ra một nồng độ kháng thể nhất định có sẵn trong máu, sẵn sàng đối phó với một số chủng virus cúm. Những kháng thể này không chỉ giúp bảo vệ cơ thể chống lại virus cúm mà còn cả tình `trạng nhiễm trùng đi kèm khi có bội nhiễm vi khuẩn.

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm là:

 - Người cao tuổi (từ 65 tuổi trở lên)

 - Trẻ em dưới 5 tuổi

 - Những người mắc các bệnh như hen suyễn, bệnh tim hoặc ung thư

 - Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai nếu bị cúm nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ( gây dị tật thai nhi) và ảnh hưởng đến sự phát triển và an toàn trong quá trình mang thai. Vì vậy, trước khi quyết định có con thì chị em phụ nữ nên thực hiện tiêm phòng cúm để phòng ngừa bệnh xảy ra.Thời gian tiêm phòng đến khi quyết định có thai tối thiểu là 3 tháng.

4.Thời điểm tiêm vắc-xin cúm

Việt Nam là nước có thể nhiễm virus cúm quanh năm, nên có thể tiêm vắc-xin vào bất cứ thời điểm nào và nhắc lại hàng năm. Tuy nhiên, theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh (CDC) khuyến nghị mọi người nên tiêm chủng phòng cúm vào khoảng tháng 10. Dịch cúm theo mùa có thể xảy ra sớm nhất là vào tháng 10, hoạt động của cúm đạt cực đại từ tháng 12 đến tháng 2 và hoạt động có thể kéo dài đến cuối tháng 5. Vì phải mất khoảng hai tuần sau khi tiêm vắc-xin để kháng thể phát triển trong cơ thể bảo vệ chống lại nhiễm virus cúm, tốt nhất nên tiêm vắc-xin kịp thời để được bảo vệ trước khi virus cúm bắt đầu lây lan trong cộng đồng. Nếu chưa được tiêm phòng vào khoảng tháng 10, thì việc tiêm vắc-xin muộn hơn vẫn có thể được bảo vệ. Bệnh cúm là không thể dự đoán được và mùa bệnh cũng có thể thay đổi. Bệnh cúm theo mùa thường đạt đỉnh vào giữa tháng 12 và tháng 3 trong hầu hết các năm. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra muộn vào cuối tháng năm. Chính vì vậy, hãy tiêm vắc-xin phòng cúm để bảo vệ ngay khi độ tuổi, thời điểm có thể chỉ định tiêm vắc-xin (trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và tiêm nhắc hàng năm).

5. Tiêm vắc-xin phòng cúm ở đâu?

Hiện nay Trung tâm y tế huyện Thọ Xuân  là đơn vị trực tiếp tư vấn, tiêm phòng tại Trung tâm  và cung ứng tất cả các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) và các loại vắc-xin dịch vụ trong đó có vắc-xin cúm cho tất cả các xã trên địa bàn huyện. Vì vậy tất cả các đối tượng trong độ tuổi tiêm phòng nếu   muốn được tư vấn và tiêm phòng các loại vắc-xin dịch vụ khác và vắc-xin cúm có thể trực tiếp đến Trung tâm y tế huyện Thọ Xuân hoặc đăng ký tại trạm y tế xã đều được đáp ứng theo nhu cầu. Hoặc có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại của phòng tư vấn tiêm chủng của Trung tâm y tế huyện  để được giải đáp.

  
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC

Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Nam Giang, Phố Neo, Xã Nam Giang, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com