Giáo dục lịch sử địa phương - Điện Càn Long
Ngày 11/05/2022 16:43:09
Trường THCS Nam Giang: Tổ chức hoạt động về nguồn - giáo dục lịch sử ngoại khoá về Điện Càn Long
Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương, về khu di tích Điện Càn Long, mới đây trường THCS xã Nam Giang đã tổ chức hoạt động về nguồn - giáo dục lịch sử ngoại khoá về Điện Càn Long.
Sau khi làm lễ dâng hương tại khu Di tích Điện Càn Long, học sinh trường THCS Nam Giang đã được thầy Phạm Lê Thưởng, nguyên giáo viên bộ môn Văn - Sử Trường THCS Nam Giang, là người của dòng họ Phạm Lê giới thiệu về lịch sử hình thành di tích Điện Càn Long và bia Công Đức Trường Lưu; Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của hai vị Vua Lê Thần Tông và Lê Huyền Tông, đồng thời giới thiệu về Tài sắc vẹn toàn của Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Hậu (mẹ của Vua Lê Huyền Tông)
Khu Di tích Điện Càn Long là một quần thể di tích bề thế được khởi dựng cách đây gần 350 năm trên vùng đất Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương xưa, nay là xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân là nơi thờ Vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và gia tộc họ ngoại của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu ở thôn Kim Bảng, xã Nam Giang.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Sau khi vua Lê Huyền Tông qua đời, linh cữu Hoàng đế được rước về quê mẹ là Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu, chôn ở lăng Quả Thịnh (còn gọi là lăng Nhuệ Doanh), lập điện Càn Long để thờ tự. Vua Lê Huyền Tông được các sử gia đương thời nhắc đến với những nhận xét giản dị, đại ý: Vua tính nhân hậu, vẻ người đoan nghiêm, những năm ông làm vua, thóc lúa được mùa, cũng đáng gọi là bậc vua hiền... Đáng tiếc, chỉ sau gần 9 năm ở ngôi và chưa đầy 20 tuổi ông đã qua đời.
Khu di tích Điện Càn Long xây quy mô và theo kiến trúc phổ biến triều Lê Trung Hưng lúc bấy giờ, nhưng qua thời gian, chiến tranh nay không còn được nguyên vẹn. Năm 2013, Điện Càn Long đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Trong không khí về nguồn trang trọng, ấm cúng thầy Phạm Lê Thưởng đã đưa ra các câu hỏi liên quan đến Điện Càn Long và các vị vua hiền tài, những người có sự ảnh hưởng lớn trong lịch sử để các em học sinh thảo luận và bày tỏ những hiểu biết của mình. Từ đó, hiểu thêm ý nghĩa tên các làng ở địa phương được hình thành từ thời Vua Lê Huyền Tông như làng Kim Bảng, Phú Gia, Phúc Như, Cao Phong, Phong Lạc...
Hoạt động về nguồn - giáo dục lịch sử ngoại khoá về Điện Càn Long của trường THCS Nam Giang có ý nghĩa thiết thực. Qua buổi sinh hoạt các em học sinh đã hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương đất nước. Từ đó giúp các em tiếp tục nỗ lực rèn đức, luyện tài để sau này đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Bức tranh toàn cảnh tổ chức bộ máy, nhân sự cấp xã sau sáp nhập
21/05/2025 20:30:18 -
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH THANH HÓA TIẾP XÚC CỬ TRI HUYỆN THỌ XUÂN
19/04/2025 12:59:37 -
TRƯỜNG THCS NAM GIANG ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC
15/04/2025 21:22:38 -
PHÁT ĐỘNG “THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM” NĂM 2025
15/04/2025 21:11:01
Giáo dục lịch sử địa phương - Điện Càn Long
Đăng lúc: 11/05/2022 16:43:09 (GMT+7)
Trường THCS Nam Giang: Tổ chức hoạt động về nguồn - giáo dục lịch sử ngoại khoá về Điện Càn Long
Nhằm giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương, về khu di tích Điện Càn Long, mới đây trường THCS xã Nam Giang đã tổ chức hoạt động về nguồn - giáo dục lịch sử ngoại khoá về Điện Càn Long.
Sau khi làm lễ dâng hương tại khu Di tích Điện Càn Long, học sinh trường THCS Nam Giang đã được thầy Phạm Lê Thưởng, nguyên giáo viên bộ môn Văn - Sử Trường THCS Nam Giang, là người của dòng họ Phạm Lê giới thiệu về lịch sử hình thành di tích Điện Càn Long và bia Công Đức Trường Lưu; Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của hai vị Vua Lê Thần Tông và Lê Huyền Tông, đồng thời giới thiệu về Tài sắc vẹn toàn của Hoàng Thái Hậu Phạm Thị Ngọc Hậu (mẹ của Vua Lê Huyền Tông)
Khu Di tích Điện Càn Long là một quần thể di tích bề thế được khởi dựng cách đây gần 350 năm trên vùng đất Quả Nhuệ, huyện Lôi Dương xưa, nay là xã Nam Giang, huyện Thọ Xuân là nơi thờ Vua Lê Thần Tông, Lê Huyền Tông và gia tộc họ ngoại của Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu ở thôn Kim Bảng, xã Nam Giang.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: Sau khi vua Lê Huyền Tông qua đời, linh cữu Hoàng đế được rước về quê mẹ là Hoàng Thái hậu Phạm Thị Ngọc Hậu, chôn ở lăng Quả Thịnh (còn gọi là lăng Nhuệ Doanh), lập điện Càn Long để thờ tự. Vua Lê Huyền Tông được các sử gia đương thời nhắc đến với những nhận xét giản dị, đại ý: Vua tính nhân hậu, vẻ người đoan nghiêm, những năm ông làm vua, thóc lúa được mùa, cũng đáng gọi là bậc vua hiền... Đáng tiếc, chỉ sau gần 9 năm ở ngôi và chưa đầy 20 tuổi ông đã qua đời.
Khu di tích Điện Càn Long xây quy mô và theo kiến trúc phổ biến triều Lê Trung Hưng lúc bấy giờ, nhưng qua thời gian, chiến tranh nay không còn được nguyên vẹn. Năm 2013, Điện Càn Long đã được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Trong không khí về nguồn trang trọng, ấm cúng thầy Phạm Lê Thưởng đã đưa ra các câu hỏi liên quan đến Điện Càn Long và các vị vua hiền tài, những người có sự ảnh hưởng lớn trong lịch sử để các em học sinh thảo luận và bày tỏ những hiểu biết của mình. Từ đó, hiểu thêm ý nghĩa tên các làng ở địa phương được hình thành từ thời Vua Lê Huyền Tông như làng Kim Bảng, Phú Gia, Phúc Như, Cao Phong, Phong Lạc...
Hoạt động về nguồn - giáo dục lịch sử ngoại khoá về Điện Càn Long của trường THCS Nam Giang có ý nghĩa thiết thực. Qua buổi sinh hoạt các em học sinh đã hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương khơi dậy niềm tự hào về truyền thống quê hương đất nước. Từ đó giúp các em tiếp tục nỗ lực rèn đức, luyện tài để sau này đóng góp công sức, trí tuệ xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phát triển.
0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

Công khai giải quyết TTHC
Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết TTHC
Địa chỉ: UBND Xã Nam Giang, Phố Neo, Xã Nam Giang, Huyện Thọ Xuân
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com