Định hướng thúc đẩy kinh tế số và xã hội số tỉnh Thanh Hóa
PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số-Xã hội số, Bộ Thông tin & Truyền thông.
Thanh Hóa hiện đứng thứ 3 cả nước về dân số nhưng GDP xếp thứ 29/63 tỉnh, thành. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa đạt 7,01%. Toàn tỉnh hiện có 615 doanh nghiệp công nghệ số, xếp thứ 32 cả nước và xếp thứ 5 vùng Bắc Trung Bộ.
Để thúc đẩy kinh tế số, Thanh Hóa cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển Khu công nghệ thông tin; tập trung phát triển ngành bán dẫn và điện tử; chuyển đổi số các khu công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giá trị cao gắn với du lịch, thúc đẩy kinh tế xanh.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động mua bán hàng hóa lên sàn thương mại điện tử: Đề xuất các doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường các hoạt động bán buôn (đặc biệt là nông sản) trên các nền tảng xuyên biên giới, nền tảng số (platform) cho hoạt động bán buôn (Viettel Post). Sản phẩm nông nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc và phải gắn với du lịch. Sản xuất nông lâm nghiệp cần hướng tới kinh tế xanh.
Đối với các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số: Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng bài toán phát triển kinh tế số có trọng tâm, trọng điểm, có tính dẫn dắt, đột phá; các bộ, ngành hướng dẫn chi tiết cho các địa phương dùng nền tảng số dùng chung, không dùng các ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc để có dữ liệu; xác định những nền tảng nào trung ương làm/địa phương làm; tích hợp các nền tảng có tính hạ tầng trong việc triển khai các ứng dụng số; làm thí điểm, tìm ra các công thức thành công để nhân rộng; xây dựng các Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số tại các địa phương; hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng số, ứng dụng số giải quyết, tháo gỡ điểm nghẽn, từ đó thúc đẩy kinh tế số.
Về xã hội số cần triển khai phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn; phổ cập và đa dạng hoá các dịch vụ số tiện ích sử dụng chữ ký số; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp như: học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử, hợp đồng lao động điện tử...
Tin cùng chuyên mục
-
Truyền hình số di động - Đáp ứng nhu cầu giải trí mọi lúc mọi nơi
20/10/2024 09:40:57 -
Hiệu quả triển khai các mô hình trong phát triển kinh tế số
08/10/2024 16:50:56 -
Định hướng thúc đẩy kinh tế số và xã hội số tỉnh Thanh Hóa
08/10/2024 16:47:47 -
Chủ đề ngày Chuyển đổi số tỉnh Thanh Hoá 10/10/2024: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số tỉnh Thanh Hóa
08/10/2024 16:41:33
Định hướng thúc đẩy kinh tế số và xã hội số tỉnh Thanh Hóa
PGS.TS Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số-Xã hội số, Bộ Thông tin & Truyền thông.
Thanh Hóa hiện đứng thứ 3 cả nước về dân số nhưng GDP xếp thứ 29/63 tỉnh, thành. Năm 2023, tốc độ tăng trưởng GDP của Thanh Hóa đạt 7,01%. Toàn tỉnh hiện có 615 doanh nghiệp công nghệ số, xếp thứ 32 cả nước và xếp thứ 5 vùng Bắc Trung Bộ.
Để thúc đẩy kinh tế số, Thanh Hóa cần đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử; phát triển Khu công nghệ thông tin; tập trung phát triển ngành bán dẫn và điện tử; chuyển đổi số các khu công nghiệp; đẩy mạnh sản xuất sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu, giá trị cao gắn với du lịch, thúc đẩy kinh tế xanh.
Đồng thời, đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động mua bán hàng hóa lên sàn thương mại điện tử: Đề xuất các doanh nghiệp Thanh Hóa tăng cường các hoạt động bán buôn (đặc biệt là nông sản) trên các nền tảng xuyên biên giới, nền tảng số (platform) cho hoạt động bán buôn (Viettel Post). Sản phẩm nông nghiệp phải truy xuất được nguồn gốc và phải gắn với du lịch. Sản xuất nông lâm nghiệp cần hướng tới kinh tế xanh.
Đối với các giải pháp để thúc đẩy kinh tế số: Các bộ, ngành, địa phương cần xây dựng bài toán phát triển kinh tế số có trọng tâm, trọng điểm, có tính dẫn dắt, đột phá; các bộ, ngành hướng dẫn chi tiết cho các địa phương dùng nền tảng số dùng chung, không dùng các ứng dụng công nghệ thông tin rời rạc để có dữ liệu; xác định những nền tảng nào trung ương làm/địa phương làm; tích hợp các nền tảng có tính hạ tầng trong việc triển khai các ứng dụng số; làm thí điểm, tìm ra các công thức thành công để nhân rộng; xây dựng các Trung tâm hỗ trợ chuyển đổi số tại các địa phương; hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam xây dựng các nền tảng số, ứng dụng số giải quyết, tháo gỡ điểm nghẽn, từ đó thúc đẩy kinh tế số.
Về xã hội số cần triển khai phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và năng lực tiếp cận thông tin cho người dân nông thôn; phổ cập và đa dạng hoá các dịch vụ số tiện ích sử dụng chữ ký số; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong dịch vụ công trực tuyến; ứng dụng việc sử dụng chữ ký số trong các hoạt động phục vụ người dân, doanh nghiệp như: học bạ điện tử, sổ sức khỏe điện tử, hợp đồng lao động điện tử...
Tin khác
Tin nóng
Công khai giải quyết TTHC
SĐT: 02373884568
Email: hoavpnamgiang@gmail.com